Kế toán lao động tiền lương

I. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương:

  • Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.
  • Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.
  • Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.
  • Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.
  • Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất
  • Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý

Phân loại lao động

  • Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời giam lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời (mang tính thời vụ)
  • Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất:
  • Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp Sx chính tức là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình SX: Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình SX
  • Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào Q.trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính
  • · Phân loại theo chức năng của lao động và quy trình sản xuất- kinh doanh: Lao động SX chế biến, LĐ bán hàng, LĐ quản lý

Phân loại tiền lương

  • Về mặt hiệu quả:
  • Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
  • Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết…
  • Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương
  • Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họlàm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP.
  • Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá
  • Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX
  • Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm
  • Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức SX

Các sổ sách chứng từ đi kèm: Bảng chấm công, các bảng kê, bảng thanh toán tiền lương…

TK sử dụng:

  • TK 334: Phải trả công nhân viên
  • Bên nợ:
  • Các khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động
  • Tiền lương, tiền công đã trả cho người lao động
  • Kết chuyển tiền lương người lao động chưa lĩnh
  • Bên có:  Tiền lương, tiền công, các khoản khác phải trả người lao động thực tế phát sinh trong kỳ
  • Dư có: Tiền lương, tiền công, các khoản khác còn phải trả
  • Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho người lao động

TK 338: Phải trả phải nộp khác

  • Bên nợ: các nghiệp vụ phát sinh làm giảm gía trị tài khoản
  • Bên có: các nghiệp vụ làm tăng giá trị tài
  • Có số dư: Dư có, Dư nợ

II. Phương pháp kế toán lương

1. Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, quỹ lương có thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền thưởng sản xuất.

2. Quỹ tiền thưởng:

  • Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT
  • Quỹ BHXH được trích trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thưc tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỉ lệ trích BHXH là 22 % trong đó 16% do đơn vị hoặc chủ sở hữu lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 6% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.
  • Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý
  • Quỹ BHYT được dung để thanh toán các khoản khám chữa bệnh viện phí thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quỹ này được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của CNV thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích: 4.5% trong đó 1.5% trừ vào TN lao động và 3% trừ vào chi phí KD
  • Kinh phí công đoàn: là nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành lên KPCĐ
  • Tỷ lệ trích theo quy định là 2%

3. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương:

  • Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp và tính chất lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
  • Nợ 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp SX
  • Nợ 627: Phải trả cho nhân viên quản lý phân  xưởng
  • Nợ 641: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
  • Nợ 642 Phải trả cho nhân viên bán hàng
  • Có 334: Tổng thù lao lao động phải trả
  • Trích BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ quy định
  • Nợ 622, 627, 641, 642
  • Nợ 334: số trừ vào thu nhập của công nhân viên chức
  • Có 3382: Trích KPCĐ
  • Có 3383: Trích BHXH
  • Có 3383: Trích BHYT
  • Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ
  • Nợ 622, 627, 641, 642
  • Nợ 431: Số chi vượt mức quy định
  • Có 334: Tổng số thù lao lao động phải trả
  • Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng
  • Nợ 431
  • Có 334
  • Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên
  • Nợ 338
  • Có 334
  • Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân viên (Sau khi đóng BHXH, BHYT, KPCD…)
  • Các khoản khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại
  • Nợ 334
  • Có 333: Thuế thu nhập phải nộp
  • Có 141, 138
  • Than h toán thù lao, bảo hiểm, tiền thưởng cho công nhân viên chức

Nếu thanh toán bằng tiền

  • Nợ 334
  • Có 111,112

Nếu thanh toán = vật tư: 2 bút toán:

BT1: ghi nhận giá vốn hàng bán

Nợ 632

Có 152, 153…

BT2:     Nợ 334

Có 512, 333

  • Nộp BHYT, BHXH, KPCĐ:
  • Nợ 338
  • Có 111, 112
  • Chi tiêu kinh phí CĐ để lại DN thì ghi:
  • Nợ 338: ghi giảm KP CĐ
  • Có 111,112
  • Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:
  • Nợ 334
  • Có 338
  • Trường hợp đã nộp KPCĐ, BH lớn hơn số phải trả thì được cấp bù và ghi:
  • Nợ 111, 112
  • Có 338

Công tác kế toán cuối kỳ và các BC tài chính

Nội dung và nguyên tắc:

  • Hoàn tất việc ghi chép
  • Điều chỉnh số liệu kế toán
  • Hoàn nhập dự phòng giảm giá còn lại (Nếu ko dung đến) hoặc trích lập bổ xung dự phòng giảm giá vào cuối mỗi niên độ
  • Lập các báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính theo định kỳ
  • Xử lý các khoản chênh lệch giá tài sản, chênh lệch tỷ giá…

Kế toán kết quả kiểm kê

Cuối kỳ sau khi kiểm kê thường xảy ra các hiện tượng thừa thiếu tài sản

Ghi nhận kết quả kiểm kê:

Phản ánh giá trị TS thiếu tại kho:

Nợ 632, 138

Có TK lq: 152,153,155,156

Phản ánh giá trị TS thừa tại kho:

Nợ TK lq: 152,153,155,156: giá trị TS thừa

Có 632: gía trị thừa trong định mức

Có 338 (3381): Giá trị thừa ko rõ nguyên nhân

Số tiền thừa ko rõ nguyên nhân:

Nợ 111,112

Có 3381:ghi tăng giá trị thừa chờ xử lý

Số tiền thiếu ko rõ nguyên nhân:

Nợ 138:

Có 111, 112

Ghi nhận KQ xử lý TS, tiền thừa, thiếu:

Nợ 138, 334, 632, 811, 415

Có 138

Khi xử lý số thừa:

Nợ 338 (3381)

Có 632, 411, 711, 421…

Ghi nhận KQ xử lý khoản chênh lệch:

Ghi tăng nguồn vốn KD (nếu chênh lệch tăng):

Nợ 412:

Có 411

Ghi giảm nguồn vốn KD (nếu chênh lệch giảm)

Nợ 411

Có 412

Chênh lệch tăng tỷ giá ghi:

Nợ 413

Có 515

Nếu QĐ tăng chi phí cho HĐ tài chính:

Nợ 635

Có 413

Kế toán các tài khoản ngoại bảng

TK ngoại bảng Phản ánh những tài sản tạm thời để ở doanh nghiệp nhưng ko thuộc quyền sở hữu của DN hay phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh của các tài khoản trong bảng cân đối kế toán nhưng cần theo dõi

Các TK loại này đều được ghi đơn với cấu trúc chung:

  • Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng
  • Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ giảm
  • Dư nợ: Phản ánh giá trị hiện còn